Trên đây là nhận định của Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, với kịch bản tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội.
Tổng thể, Trung tâm này dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 – 280.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 – 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 – 65.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 60.600 – 66.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 63.300 – 69.500 chỗ làm việc.
Kịch bản thứ hai, nhu cầu nhân lực tăng khi dịch bệnh được kiểm soát, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 – 310.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 – 86.900 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 66.500 – 73.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 69.500 – 77.100 chỗ làm việc.
Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2022 tại TP.HCM khoảng 300.000 lao động. Ảnh: PLO
Trong đó, nhu cầu tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 1,17% tổng nhu cầu nhân lực, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 89,66%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,17%.
Trung tâm này nhận định, năm 2022, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Dự kiến toàn thành phố có hơn 4,9 triệu lao động làm việc, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,96%, công nghiệp – xây dựng chiếm 37,15%, thương mại – dịch vụ chiếm 61,89%.
Dự báo lao động làm việc trong các doanh nghiệp hơn 3,1 triệu người, trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,01%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 74,50%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,49%.
Theo PLO