Thông tin của người có thẻ được phản ánh ở mặt trước của thẻ (bao gồm mã số, họ và tên, ngày sinh, giới tính, ảnh chân dung,…).Ảnh: BHXHVN
Theo quy định pháp luật về Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2 quy định cách hiểu của Thẻ BHYT, tổng hợp như sau: Thẻ BHYT là loại thẻ được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Thẻ BHYT là giấy tờ chứng minh một người đã tham gia BHYT. Thông tin của người đó sẽ được phản ánh ở mặt trước của thẻ (bao gồm mã số, họ và tên, ngày sinh, giới tính, ảnh chân dung,…).
Tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia BHYT không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Việc dán ảnh trên thẻ BHYT chỉ áp dụng đối với những người không có bất kỳ một loại giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp nào có ảnh. Ảnh: Internet
Việc dán ảnh trên thẻ BHYT chỉ áp dụng đối với những người không có bất kỳ một loại giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp nào có ảnh (ví dụ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Giấy phép lái xe, Thẻ sinh viên…). Như vậy người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh, khi làm thủ tục cần xuất trình thêm một loại giấy tờ tùy thân có ảnh
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 4 Công văn 4996/BHXH-CSYT ngày 29/11/2018 thì Cơ quan BHXH hướng dẫn người tham gia nộp 2 ảnh (kích thước 2x3cm), 1 ảnh dán vào vị trí quy định trên thẻ BHYT (có đóng dấu nổi thu nhỏ giáp lai của cơ quan BHXH giữa ảnh với thẻ BHYT); 1 ảnh lưu cùng hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT.
Theo đó người dân không được tự ý dán ảnh. Việc dán ảnh phải được thực hiện và đóng dấu giáp lai của Cơ quan Bảo hiểm xã hội mới được xem là hợp lệ.