Hội thảo do công ty Cổ phần Truyền thông Thiên Lộc - đơn vị chủ trì nhiệm vụ truyền thông đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia (đề án 844) phối hợp Tổ chức Hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup, Sở KH&CN Tỉnh Nghệ An và Đại học Vinh tổ chức.
Các đại diện từ phải sang: Bà Nguyễn Thy Nga - Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp V-startup, Th.s Hoàng Thuý Vân - ĐH Vinh, Bà Đặng Thị Tâm - Công ty Thực phẩm sạch Thuỵ Khanh , Ông Nguyễn Anh Tuấn - VTGo, Ông Nguyễn Xuân Trung Sở KH&CN Nghệ An và Ông Cao Minh Long - Chủ tịch HĐQT Nấm Lộc Châu
Hội thảo tạo ra một diễn đàn khoa học giúp các nhà nghiên cứu, các chuyên gia cùng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau chia sẻ thông tin, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm về khởi nghiệp sáng tạo với nội dung chủ đề xoay quanh các vấn đề về mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại số và sự gắn kết với môi trường đào tạo; liên kết mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An và khu vực.
Thực tiễn hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An trong những năm qua (từ năm 2015 đến nay) đã đạt được nhiều kết quả rất rõ nét:
- Tổ chức thành công 04 cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh và là đơn vị chủ trì tổ chức Techfest 2018 khu vực Bắc Trung Bộ thu hút được gần 400 ý tưởng/dự án khởi nghiệp tham gia và kết quả đã có trên 30 Start Up đang hoạt động tại Nghệ An.
- Hỗ trợ các Start Up kêu gọi và kết nối thành công với các nhà tài trợ, nhà đầu tư và quỹ đầu tư với tổng số vốn tài trợ và đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng.
- Năm 2018 - 2019 Nghệ An đã có 05 StartUp được chấp thuận đầu tư góp vốn và hỗ trợ phát triển với số tiền từ 10.000 đến 40.000 USD/StartUp.
PGS.TS Nguyễn Hoa Du - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại Học Vinh phát biểu khai mạc.
Tại phiên thứ nhất của Hội thảo có chủ đề “Mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại số và sự gắn kết với môi trường đào tạo”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Founder & CEO VTGO chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mô hình kinh doanh mới.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Founder & CEO VTGO chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mô hình kinh doanh mới, chia sẻ về Ứng dụng gọi xe tải Việt VTGO - Ứng dụng hoạt động theo mô hình Công ty công nghệ dựa vào một số yếu tố như việc số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh vận tải trên ứng dụng; Tạo ra nền tảng cho phép Nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau, từ việc: Gửi yêu cầu báo giá, báo giá, ký hợp đồng vận chuyển, xác nhận việc giao nhận hàng hóa, theo dõi lộ trình vận chuyển, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển, thanh toán. Và điểm nhấn tạo nền tảng chuyển biệt cho từng thành phần tham gia: App Chủ hàng, App Chủ xe, App Lái xe với hệ thống vận hành một cách tự động và minh bạch.”
Ông Nguyễn Xuân Trung - Sở KH&CN Nghệ An chia sẻ câu chuyện thương hiệu và giới thiệu chính sách hỗ trợ KNDMST trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trung đại diện sở KH&CN: “Câu chuyện thương hiệu luôn gắn với mô hình kinh doanh mới và điều làm cho những câu chuyện về thương hiệu quan trọng là bởi vì chúng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Gắn với mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại số thì sản phẩm của doanh nghiệp startup bắt buộc phải tạo ra được tính cấp thiết và giải quyết được vấn đề xã hội.”
Trình bày về những hoạt động hỗ trợ tại trường Đại học Vinh, Thạc sĩ Đoàn Văn Minh - Đại diện Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp Trường chia sẻ "Trường ĐHV và Phía trung tâm rất hoan nghênh và mong muốn tạo điều kiện hỗ trợ hết sức cho các bạn sinh viên, mong muốn thông qua chương trình có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trên địa bàn Tỉnh nói chung và toàn cả nước nói riêng. Đối với hệ thống giảng dạy tại trường hiện nay, các chương trình học hoàn thành tiếp cận thị trường giúp sinh viên có thể nhận được những chuyển giao công nghệ và thực hành doanh nghiệp, Sinh viên Đại học Vinh hoàn toàn có thể nhận được sự giúp đỡ và thực hành phát triển ý tưởng ngay tại Trường."
Trình bày về những hoạt động hỗ trợ tại trường Đại học Vinh, Thạc sĩ Đoàn Văn Minh - Đại diện Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp Trường.
Phát biểu trong buổi Hội thảo, Bà Nguyễn Thy Nga đã có những chia sẻ vô cùng thiết thực: “Vườn ươm khởi nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp các dịch vụ tư vấn, làm đầu mối kết nối các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp, giúp các doanh nghiệp hoàn thiện ý tưởng, nâng cao năng lực, tìm kiếm nhà đầu tư, đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần theo sát những chủ trương, chính sách và cập nhật các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ các đơn vị vườn ươm các tổ chức ươm tạo trung gian để có môi trường hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.”
Trong nỗ lực hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia, Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup là một mạng lưới hỗ trợ các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, liên kết các doanh nghiệp khởi nghiệp với quỹ đầu tư, kết nối mạng lưới khởi nghiệp Việt Nam các mạng lưới khởi nghiệp trên thế giới. Cung cấp dịch vụ truyền thông, tổ chức sự kiện, tư vấn pháp lý, phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Founder V-Startup đã có những chia sẻ vô cùng thiết thực vê“Kinh nghiệm xây dựng và phát triển vườn ươm khởi nghiệp: hỗ trợ - kết nối & chuyển giao”
Các bài tham luận trong hội thảo cung cấp cái nhìn tổng quan chung về khởi nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, thực tiễn đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học; Các thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam; Kinh nghiệm xây dựng và phát triển vườn ươm khởi nghiệp: hỗ trợ - kết nối. Liên kết mạng lưới hỗ trợ tối ưu hoá môi trường pháp lý, thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ.
Thạc sỹ Hoàng Thị Thúy Vân với “Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hiện nay”
Anh Cao Minh Long chia sẻ khó khăn và giải pháp của doanh nghiệp startup trong quá trình hoạt động – “mô hình kinh doanh mới” tại địa phương
Các diễn giả đại biểu trả lời câu hỏi từ khán giả tham dự.
Qua buổi hội thảo, quý khán giả, các cá nhân đơn vị tham dự đã được lắng nghe những chia sẻ thực tế về những khó khăn và giải pháp của doanh nghiệp startup trong quá trình hoạt động “mô hình kinh doanh mới” từ các đại diện Startup khách mời từ trong và ngoài khu vực. Nội dung chính sách hỗ trợ và những điều chỉnh tích cực thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Nghệ An. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường Đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu về liên kết môi trường sáng tạo khởi nghiệp. Chương trình không chỉ nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các startup trẻ và các bạn sinh viên mà còn có nhận được sự quan tâm của các đại diện bộ ngành tham gia, cũng như thu hút đại diện đến từ các trường đại học và các đơn vị đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chương trình cũng giới thiệu Techfest Việt Nam 2019 sắp diễn ra, BTC rất mong muốn giới thiệu các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Nghệ An tới mạng lưới chương trình Techfest và cũng đưa ra một số hoạt động tiếp nối nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam nói chung cũng như Nghệ An nói riêng, hướng tới sự phát triển bền vững.
Sự kiện nằm trong chuỗi chương trình triển khai nhiệm vụ "Truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp" thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) của Công ty Cổ phần Truyền thông Thiên Lộc.
PV