Việt Nam trở thành nước thứ 77 ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu vào ngày 1/8/2020 vừa qua. EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty của hai bên mong muốn có lợi từ mối quan hệ hợp tác thương mại phát triển. Thực phẩm và cụ thể là phân khúc nông lương có thể đem đến các khoản lợi ích to lớn bằng cách khám phá nhiều thị trường phát triển mới.
Thương mại qua các số liệu và kết quả nông lương từ EVFTA
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN sau Singapore. Năm ngoái, tổng số hàng hóa buôn bán là 45,5 tỷ Euro. Theo EVFTA, 71 phần trăm thuế hàng nhập khẩu EU từ Việt Nam được xóa bỏ ngay lập tức, sau đó là 99 phần trăm các loại thuế đánh trên hàng hóa trong vòng bảy năm. Chỉ rất ít sản phẩm nông lương không được tự do hóa hoàn toàn, nhưng cung cấp một khối lượng đáng kể miễn thuế theo Hạn ngạch thuế quan (ví dụ như gạo, ethanol) EVFTA kết hợp tất cả những ưu đãi thương mại trước đây mà Việt Nam được hưởng theo Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP). Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng sẽ được hưởng mức tự do hóa cao trong thời gian chuyển tiếp dài hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nông lương sẽ được tự do hóa trong bảy năm, nhưng đối với rất ít sản phẩm, thời điểm này sẽ mất 10 năm (như thịt gia cầm) và chỉ có đường và thuốc lá không được hưởng lợi từ việc tự do hóa hoàn toàn. Pho-mát cứng, thịt bò, táo, lê, dầu ô-liu và lúa mì sẽ được tự do hóa trong vòng ba năm. Hiệp định này đảm bảo một sân chơi cân bằng. Việt Nam đã tham gia các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế về sức khỏe của động và thực vật, đảm bảo tuân theo các nguyên tắc của đơn vị duy nhất EU, phân vùng và niêm yết trước.
Phân khúc nông lương
Vào năm 2019 EU đã xuất hơn 1,1 tỷ sản phẩm nông lương vào Việt Nam, với tổng lượng hàng nhập khẩu là 2,2 tỷ Euro. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến thứ 29 đối với các nhà sản xuất nông lương EU trên toàn thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu nông lương hàng đầu vào Việt Nam gồm có thịt tươi sống và thịt đông lạnh, sữa bột và sữa nước, thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, ngũ cốc và bột, cũng như rượu vang và rượu mạnh. Trà và cà phê là hai mặt hàng nhập khẩu lớn nhất vào EU của Việt Nam, chiếm 47%. Quả hạch, gia vị và trái cây chiếm 34% các mặt hàng nhập khẩu.
An toàn thực phẩm
Ngành thực phẩm và đồ uống của EU là phân khúc sản xuất lớn nhất và trong thập kỷ qua, lượng hàng xuất khẩu đã tăng gấp đôi, lên hơn 90 tỷ Euro. Tiêu chuẩn về chất lượng của EU đối với nông sản và đồ uống rất nổi tiếng trên thế giới, không chỉ về danh tiếng mà còn là về giá trị gia tăng đối với sinh kế của người nông dân và các cộng đồng nông thôn. Và trọng tâm là chính sách về sự an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu, đem đến mức độ bảo vệ cao từ trang trại đến bàn ăn.
Bốn điểm chính trong chính sách an toàn thực phẩm của EU:
- Vệ sinh thực phẩm: từ các doanh nghiệp, đến trang trại và nhà hàng. Tất cả phải tuân theo luật pháp về thực phẩm của EU, bao gồm những đơn vị nhập khẩu thực phẩm vào EU.
- Sức khỏe động vật: đảm bảo thực hiện các biện pháp kiểm soát vệ sinh đối với thú nuôi, động vật trong trang trại và động vật hoang dã. Theo dõi và kiểm soát dịch bệnh bằng cách theo dõi hoạt động của tất cả các động vật trong trang trại.
- Sức khỏe thực vật: bao gồm việc phát hiện và loại bỏ sâu bệnh gây hại.
- Chất gây ô nhiễm và dư lượng: giữ chất gây ô nhiệm tránh xa thực phẩm và thức ăn gia súc.
EU dành cho bạn
Mọi nông sản và đồ uống được xuất khẩu từ EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng tương tự như những mặt hàng được sản xuất cho thị trường nội địa EU. Điều này có nghĩa là thực phẩm và đồ uống được sản xuất từ người nông dân ở bất kỳ nơi nào trong EU sẽ có các đặc điểm chính xác như nhau, dù sản phẩm được tiêu thụ ở Paris, Warsaw, Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa này, hệ thống Vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) của EU đối với các sản phẩm nông lương nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ các rủi ro đe dọa đến sức khỏe của động vật, thực vật và sức khỏe cộng đồng. Các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt được áp dụng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm, cho phép xác định và xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả bất kỳ mối đe dọa nào từ thực phẩm.
Chỉ dẫn địa lý và sản phẩm hữu cơ
Các cộng đồng của chúng ta là trọng tâm cho những công việc chúng ta làm. Các truyền thống và di sản ẩm thực địa phương xứng đáng được bảo vệ và tôn trọng. Hệ thống EU nhằm mục đích bảo vệ các chỉ dẫn địa lý giúp bảo vệ truyền thống và sự đổi mới đằng sau một số sản phẩm thực phẩm tượng trưng nhất: từ EU và trên toàn thế giới. 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của Châu Âu từ nguồn gốc địa lý cụ thể sẽ được bảo vệ trực tiếp ở mức cao trên thị trường Việt Nam. Bao gồm những sản phẩm rất ngon nổi tiếng của Châu Âu như Champagne, pho-mát Parmigiano Reggiano, rượu vang Rioja và pho-mát Feta. Những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như trà Mộc Châu hoặc cà phê Buôn Ma Thuột cũng được bảo vệ trên thị trường EU bởi hơn 400 triệu người tiêu dùng. EU đã phát triển tiêu chuẩn riêng của mình đối với các sản phẩm hữu cơ, đảm bảo mức độ bảo vệ thậm chí cao hơn dành cho người tiêu dùng, động vật trong trang trại và môi trường. Sản phẩm hữu cơ EU có chất lượng thực phẩm được chứng nhận, cấm sử dụng các thành phần GMO và thông tin với những giới hạn nghiêm ngặt đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc kháng sinh.
Hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU
Đây chỉ là dẫn chứng của một số cơ hội thương mại đối với các sản phẩm nông lương mà EVFTA đem đến. Để hiểu rõ đầy đủ và tham gia vào các cuộc trò chuyện chuyên sâu, chúng tôi xin mời đại diện các cơ quan chức năng, nhà nhập khẩu, người bán lẻ, nhà phân phối, phân khúc dịch vụ khách hàng và các tổ chức người tiêu dùng của Việt Nam tham gia buổi hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU đối với các sản phẩm nông lương của các chuyên gia Liên minh Châu Âu vào ngày 8 và 9/10 vừa qua. Ngày một sẽ tập trung vào nội dung EVFTA và trình bày chi tiết các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm EU. Trọng tâm lớn sẽ là hệ thống Vệ sinh và kiểm dịch thực phẩm (SPS) của EU đối với các sản phẩm nông lương. Hệ thống đảm bảo các sản phẩm EU an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc và có chất lượng cao. Đặc trưng hiện được chuyển sang người tiêu dùng Việt Nam thông qua thỏa thuận thương mại. Ngày hai với nội dung xác định những phạm vi quan trọng trong thực phẩm và đồ uống có thể có lợi từ EVFTA. Sự kiện này do John Clarke tổ chức. Ông là Giám đốc phụ trách quan hệ quốc tế tại Ban tổng giám đốc về Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Liên minh Châu Âu, với sự tham dự của các chuyên gia Châu Âu về chính sách an toàn và chất lượng thực phẩm, cũng như các đại diện từ cơ quan chức năng Việt Nam, các tổ chức trong phân khúc thực phẩm EU, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ địa phương.
Trung Việt