Cú hích từ hạ tầng
Theo quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Long An sẽ trở thành vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước. Cần Giuộc, Bến Lức trở thành khu đô thị loại 3, trong tổ hợp phát triển này
Đặc biệt, nhiều công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng tai đây đưa Long An thành cầu nối quan trọng về giao thông giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ với TP.HCM, trở thành cửa ngõ huyết mạch với nhiều giá trị tiềm năng trong tương lai.
Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch nền kinh tế - xã hội để phát triển mũi nhọn ngành kinh tế công nghiệp, do đó đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông luôn được Long An ưu tiên hàng đầu. Với 46% vốn đầu tư của tỉnh được đầu tư vào việc phát triển hạ tầng giao thông, chắc chắn khi những con đường hoàn thành sẽ có những đột phá mới, đưa kinh tế vùng phát triển, đặc biệt là kết nối khu công nghiệp Long Hậu, cảng quốc tế SPCT, tân cảng Hiệp Phước với cảng quốc tế Cát Lái – Cảng biển lớn nhất Việt Nam.
Cuối năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – dự án trọng điểm Quốc gia đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai đã chính thức được khởi công.
Bên cạnh đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị lớn nhất nước. Ví dụ dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe nối thông với KCN Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12 – Tân Bình – Phú Nhuận – Quận 1 – Quận 4 – Quận 7 – Khu đô thị Cảng Hiệp Phước.
Trong đó, việc mở rộng đường ĐT830 (đoạn từ thị trấn Đức Hòa đến cầu An Thạnh, huyện Bến Lức) là giai đoạn quan trọng trong quy hoạch giao thông từ huyện Đức Hòa về Cảng quốc tế Long An (huyện Cần Giuộc, Long An). Tuyến đường ĐT830 dài khoảng 55km, tổng mức đầu tư để nâng cấp mở rộng trên 2.000 tỉ đồng và được chia làm 3 đoạn tương ứng với 3 dự án thực hiện đầu tư tạo điều kiện cho khu vực tỉnh Long An phát triển công nghiệp năng động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh trong tương lai gần. Kéo theo đó là sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, tiền đề phát triển đô thị trong tương lai, tạo nên sức hút lớn của thị trường bất động sản tại Long An.
Với hạ tầng giao thông hoàn chỉnh như vậy, việc di chuyển từ nơi đây đến với Tp.HCM sẽ được rút ngắn khoảng thời gian rất nhiều, phù hợp cho những người có nhu cầu nhà ở tại địa phương và cả những người đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM.
Bất động sản Long An tăng sức nóng
hạ tầng giao thông tại Long An được nâng cấp và đầu tư xây dựng mạnh mẽ giúp cho việc dễ dàng kết nối tối đa với các khu vực lân cận. Điều này tạo đà không những cho ngành công nghiệp phát triển mà còn thu hút đầu tư của nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định, theo quy hoạch vùng TP HCM, các huyện giáp ranh Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của tỉnh Long An sẽ trở thành đô thị loại 3. Đây là cơ hội lớn để thị trường bất động sản tỉnh này tăng trưởng trong tương lai.
Theo chia sẻ của ông Hà Văn Thiện – Giám đốc kinh doanh dự án Trần Anh Riverside cho biết, do quỹ đất sạch ngày càng khan hiếm, cộng với những yêu cầu về pháp lý ngày một rõ ràng từ phía người mua nên những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, minh bạch rõ ràng cùng với hạ tầng kết nối hoàn thiện thì sẽ được khách hàng tìm đến.
Ông Trần Đức Vinh, Tổng Giám đốc Trần Anh Group nhận định: "Thị trường BĐS Long An đang hấp dẫn nhà đầu tư lớn bởi hạ tầng giao thông kết nối hoàn chỉnh. Các tuyến đường huyết mạch được triển khai nhanh chóng như cao tốc Bến Lức – Long Thành, dự án trục giao thông Tiền Giang - Long An -TP HCM. Đường tỉnh lộ 824, tuyến đường ĐT830 đang tác động mạnh đến phát triển bất động sản. Từ đó kéo theo sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, mà Trần Anh Riverside làm tiên phong. Điều này tạo nên lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới đầu tư và đầu cơ bất động sản".
P.V