Chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, … đã làm marketing như thế nào mà thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Vũ Hồng Đăng - Một CMO thành công trong nhiều lĩnh vực, góp công xây dựng nên sự nổi tiếng của những di sản này khẳng định: Marketing cho lĩnh vực du lịch văn hoá tâm linh là khó nhất!
Không ai nghĩ một ngôi chùa lại cần làm marketing nhưng thực tế thì đó là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Sự khác nhau căn bản không nằm ở công cụ hay phương tiện truyền thông mà nằm ở hình thức thể hiện.
CMO Vũ Hồng Đăng “làm marketing lĩnh vực du lịch văn hoá tâm linh là khó nhất”
Đối với một số lĩnh vực như Giáo dục, Hàng tiêu dùng hay Thẩm mỹ, người làm marketing phải đối mặt với số lượng “khủng” các thương hiệu luôn trong trạng thái cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa, các thương hiệu ấy sở hữu những nguồn lực dồi dào, đủ để thực hiện những chiến dịch marketing rầm rộ, quy mô.
Du lịch nói chung từ lâu đã được xem là một ngành công nghiệp không khói, một ngành kinh tế mũi nhọn cần được phát triển theo chiều sâu để ngành kinh tế có tính chuyên nghiệp, hiện đại sở hữu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đậm đà bản sắc dân tộc.
CMO Vũ Hồng Đăng để lại nhiều dấu ấn cho hoạt động truyền thông lĩnh vực Du lịch văn hoá tâm linh
Cũng là chào đón du khách nhưng du lịch văn hóa tâm linh khác biệt gần như hoàn toàn so với hoạt động du lịch thông thường. Người làm marketing không thể chỉ áp dụng các kỹ thuật ở lĩnh vực du lịch thông thường như quảng bá cảnh quan, chất lượng dịch vụ, ẩm thực,... Mà điều then chốt, đồng thời là giá trị cốt lõi của Du lịch văn hóa tâm linh – đó là tạo dựng lòng tin cho du khách.
Sự khác biệt rõ ràng, đối với Du lịch văn hoá tâm linh, áp lực của các marketer lúc này sẽ không phải là “chiến thắng” bất kỳ “đối thủ” nào, mà phải “chiến thắng” chính thương hiệu mình đang thực hiện. Tài nguyên của du lịch văn hóa tâm linh là lòng tin ở tín ngưỡng tôn giáo là giá trị văn hóa bản địa – yếu tố nằm ngoài vòng cạnh tranh thường thấy của thị trường. Vì thế, cách xử lý và khai thác những tài nguyên nêu trên trong một chiến lược marketing không giống như các lĩnh vực khác. Và hiển nhiên, du lịch văn hóa tâm linh vẫn có những vấn đề nan giải ở các khía cạnh khác.
Hình 3: CMO Vũ Hồng Đăng - Khó nhất khi làm Marketing là xây dựng lòng tin
Những địa danh như chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, chùa Vàng, chùa Bạc, Tam Cốc Bích Động, Tràng An,… đều là những nơi nổi tiếng bởi sự linh thiêng và có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Khi đến với những nơi ấy, mục đích của du khách không gì khác hơn đó là để cầu nguyện, bày tỏ niềm tin với tôn giáo, tín ngưỡng và tìm về sự an yên cho tâm hồn. Những yếu tố như tham quan, viễn cảnh hay thưởng thức ẩm thực chỉ là những mục đích phụ.
Suốt nhiều năm “thực chiến” trên thị trường, Vũ Hồng Đăng luôn quan tâm đến việc xây dựng giá trị cốt lõi cho những sản phẩm truyền thông (hạt nhân) của mình. Tất cả những chiêu trò, thổi phồng hoa mỹ hay những hình ảnh, thước phim “ảo” hơn thực tế,... đều là những điều “tối kỵ” trong chiến lược của anh. Vì thế, với lĩnh vực đặc biệt “tĩnh mà động” như Du lịch văn hóa tâm linh, các chiến lược mà CMO này đưa ra luôn dựa trên các tiêu chuẩn mà Phòng Thương mại Monza và Brianza (Italy) áp dụng thành công khi định giá Tháp Eiffel: hình ảnh, độ nổi tiếng, chỉ số thu hút khách du lịch, chỉ số về độ hấp dẫn kinh tế…
“Tại những địa danh tôi từng làm công tác Quản lý hoạt động truyền thông, tôn chỉ hàng đầu của chúng tôi đó là chỉ cho phép quảng bá đến công chúng và du khách những điều chân thật nhất, hướng thiện nhất và đẹp đẽ nhất! ”- CMO Vũ Hồng Đăng khẳng định.
CMO Vũ Hồng Đăng làm truyền thông từ giá trị cốt lõi của thương hiệu
Điểm then chốt đối với Du lịch văn hóa tâm linh chính là đánh mạnh vào xây dựng giá trị cốt lõi của nó – “tạo dựng lòng tin cho du khách”.
Yêu cầu đặt ra cho các marketer làm du lịch văn hóa tâm linh không chỉ là tạo niềm tin với du khách cho một địa điểm nào đó. Mà còn là một sứ mệnh xây dựng vị thế vững chắc cho chính lĩnh vực này trên “bản đồ du lịch Việt”. Từ đó giúp Du lịch văn hóa tâm linh hòa mình vào xu hướng phát triển và quảng bá rộng rãi bản sắc dân tộc Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Để có thể hiện thực hóa sứ mệnh đó, Vũ Hồng Đăng đã vạch ra những chiến lược truyền thông hiệu quả, chu toàn nhất khi giữ vai trò CMO của các quần thể di sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Tất cả các sự kiện truyền thông của anh đều sẽ tập trung vào những hoạt động diễn ra hàng ngày, ví dụ như các Lễ: Lễ Huý Kỵ, Lễ Hằng thuận…; những hoạt động tôn giáo, cộng đồng: Khoá tu Phật Học, Đại cộng hưởng,… và những sự kiện liên quan đến lịch sử, văn hóa địa phương bằng những hình thức tôn nghiêm, trang trọng, chu tất nhất. Từng sản phẩm truyền thông như hình ảnh, video về: Du khách đi lễ chùa, viễn cảnh chùa đầu năm; các món ăn thuần chay, đời sống tu tập tự thân, … phải hoàn toàn mộc mạc và chân thật. Đồng thời, phải tập trung vào việc truyền thông đến đối tượng học sinh, sinh viên để giúp thế hệ trẻ có đức tin vào những địa điểm “tín ngưỡng” này.
CMO Vũ Hồng Đăng - Giá trị lớn nhất của thương hiệu là tạo nên giá trị cho cộng đồng, địa phương
Có thể thấy rằng việc xây dựng những chiến dịch quảng bá sao cho nhu cầu về tín ngưỡng của du khách chính là một vấn đề gây đau đầu cho marketer, đặc biệt là với một nền văn hóa có tín ngưỡng, tâm linh đặc trưng như Việt Nam.
Tác giả: Trung Hiếu
Photo: Minh Hiếu - Minh Huy - Hải Lý
Custom: Minh Tâm
Location: Chùa Bái Đính
Nhật Minh