Công ty Thiên Phú đề nghị không chấp nhận kháng nghị
Ngay sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT - VKS-KDTM đối với bản án phúc thẩm số 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND TP.HCM (vụ án liên quan đến kết quản bán đấu giá và tranh chấp hợp đồng thuộc dự án khu dân cư Hòa Lân - Bình Dương), Công ty TNHH Sản xuất Thương Mai Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) đã có đơn gửi VKSND Tối cáo đề nghị không chấp nhận kháng nghị nói trên.
Theo Công ty Thiên Phú, tất cả các đương sự trong bản án số 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND TP.HCM (bản án số 264) là những người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đều không có văn bản kiến nghị đối với việc kháng nghị Giám đốc thẩm bản án số 264.
Thế nhưng, VKSND Cấp cao lại căn cứ văn số 178/2021/CV-KTCKVN ngày 20/4/2021 của Tạp chí điện tử - Kinh tế chứng khoán (tổ chức không có quyền lợi, liên quan gì đến các phần quyết định trong các bản án nói trên) để kháng nghị Giám đốc thẩm bản án số 264, tức đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp của các bên đương sự trong các bản án.
Ngoài ra, những nội dung kháng nghị không đúng quy định pháp luật, không phù hợp với diễn biến khách quan, thực tế trong suốt quá trình vay, xử lý, thu hồi nợ của các bên.
Trình tự, thủ tục đấu giá đúng quy định pháp luật
Công ty Thiên Phú nêu rõ, từ năm 2003 đến năm 2007, Công ty Thiên Phú có vay Agribank chi nhánh Chợ Lớn 305 tỷ đồng và 18.643,3 lượng vàng để đầu tư, thực hiện dự án khu Dân cư Hòa Lân tại xã Thuận Giao, huyện Thuận An (nay là phường Thuận Giao, TP Thuận An), tỉnh Bình Dương. Đảm bảo cho khoản vay là tài sản thế chấp dự án khu Dân cư Hòa Lân trong đó có quyền sử dụng 490.765,1m2 đất.
Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án dẫn đến khoản vay trên trở thành nợ xấu vào năm 2008. Do vậy, công ty và ngân hàng đã chủ động, thống nhất chọn phương án thuê các tổ chức thẩm định giá độc lập thẩm định tài sản thế chấp là quyền sử dụng 490.765,1m2 đất của dự án làm giá khởi điểm để bán đấu giá công khai trả nợ ngân hàng.
Công ty Thiên Phú cho rằng, việc bán đấu giá sẽ phản ánh đúng thực tế nhu cầu khách quan của người mua theo giá thị trường tại thời điểm bán đấu giá, không ai có tự ý áp đặt được giá bán tài sản khi đã đem ra bán đấu giá công khai.
Đối với việc thẩm định giá, Ngân hàng và Công ty đã thống nhất thuê 2 tổ chức thẩm định giá độc lập, riêng biệt thẩm định ở 2 thời điểm khác nhau. Hiện trạng tài sản thẩm định là khu đất trống, mặt bằng nham nhở, không có đường giao thông, không có cơ sở hạ tầng khác nên không xác định giá cho từng vị trí được.
“Trong suốt thời gian dài từ tháng 6/2015 đến tháng 3/2015, qua 12 lần thông báo công khai, liên tục nhưng không có khách hàng nào có khả năng, năng lực tài chính để nộp tiền đặt trước tham gia đấu giá, mặc dù công ty cũng đã lỗ lực chào, mời gọi nhiều khách hàng đăng ký, tham gia đấu giá mua tài sản trên.
Đến phiên đấu giá lần thứ 13 vào ngày 25/5/2017, sau 14 vòng trả giá mới xác định được người trúng đấu giá là Công ty XD A Đông Hải (sau đổi tên thành Công ty Đầu tư Phát triển Kim Oanh TP.HCM) với giá đã trả cao nhất là 1.353 tỷ đồng (tăng 390 tỷ đồng só với giá khởi điểm.
Như vậy, trong suốt 2 năm, Công ty Thiên Phú và ngân hàng đã theo dõi, giám sát việc bán đấu giá tài sản nói trên. Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn đã thực hiện quy trình, thủ tục đấu giá đúng quy định của pháp Luật về bán đấu giá tài sản. Do vậy, việc nhận định tại mục 4 và mục 9 của phần xét thấy trong QĐ số 174 không đúng quy định pháp luật, không phù hợp với thực tế khách quan của vụ việc.
Hai bên muốn kết thúc vụ án “bất đắc dĩ”
Công ty Thiên Phú còn thông tin, khi phiên đấu giá kết thúc khoảng hơn 1 năm, do sự suy nghĩ chưa thấu đáo, nhìn nhận vụ việc một chiều và bị áp lực lớn từ một số người muốn thâu tóm dự án Hòa Lân, nên ông Bùi Thế Sơn - người đại diện theo pháp luật của Công ty Thiên Phú thời điểm đó đã bị ép buộc phải ủy quyền, ký gửi đơn thư tố cáo Công ty Đấu giá đến Thanh tra Bộ Tư pháp về việc bán đầu giá tài sản và ngày 24/12/2018. Thanh tra Bộ Tư pháp có kết luận thanh tra số 62/KL-TTR, đã kết luận các nội dung tố cáo của Công ty Thiên Phú đều không có cơ sở.
Sau đó, Công ty Thiên Phú tiếp tục khởi kiện ra TAND quận 7. Sau nhiều diễn biến, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 12/11/2020, TAND quận 7 đã tuyên không chấp nhận yêu cầu của Công ty Thiên Phú về việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất dự án khu dân cư Hòa Lân. Đồng thời, không chấp nhận hàng loạt yêu cầu khác của nguyên đơn như: tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán tài sản, hủy biên bản thỏa thuận xử lý tài sản, hủy hợp đồng tín dụng…
Đến phiên tòa phúc thẩm ngày 24/3/2021, TAND TP.HCM đã tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của Công ty Thiên Phú và sửa một số điểm khác của bản án sơ thẩm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kết quả bán đấu giá. Thế nhưng, đến ngày 22/6/2021, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao bất ngờ ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm của TAND TP.HCM.
Tại quyết định này, VKSND cấp cao đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm số 99/2020/KDTM-ST ngày 12/11/2020 của TAND quận 7 và bản án phúc thẩm số 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND TP.HCM để giải quyết lại. Đồng thời, tạm đình chỉ thi hành đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm nói trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Công ty Thiên Phú cũng cho biết, tính đến hiện tại đã nộp đơn rút toàn bộ kháng cáo, rút toàn bộ khiếu kiện, khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Đại diện các đơn vị Agribank Chợ Lớn, Công ty Thiên Phú và đơn vị tổ chức đấu giá đã chính thức bàn giao thực địa dự án khu dân cư Hòa Lân cho Công ty Kim Oanh, ký biên bản thanh lý hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Agribank Chợ Lớn cũng đã đồng ý xuất hóa đơn cho Công ty Kim Oanh đối với toàn bộ giá trị mua trúng đấu giá quyền sử dụng đất của dự án.
Từ những thực tế nói trên, với tư cách là nguyên đơn trong vụ án và cũng là người trong cuộc rất thấu hiểu toàn bộ nội tình của vụ án "bất đắc dĩ". Công ty Thiên Phú đã gửi đơn kiến nghị xem xét rút toàn bộ kháng nghị hoặc không chấp nhận quyết định kháng nghị nói trên theo quy định pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
“Sự kiện này xem như chính thức khép lại các tranh chấp liên quan đến tài sản mua trúng đấu giá là quyền sử dụng đất của dự án khu dân cư Hòa Lân. Thế nhưng, đến nay, chúng tôi vẫn chưa được hoàn thành đăng ký biến động đối với tài sản trúng đấu giá để tiến tới triển khai thực hiện dự án, dù công ty đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương”, đại diện Công ty Kim Oanh chia sẻ thêm về vụ việc.
Chưa điều tra ra kẻ giả mạo chữ ký trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh Tại hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Thiên Phú do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bình Dương cung cấp cho Cơ quan Điều tra (CQĐT), toàn bộ chữ ký, chữ viết tên “Bùi Thế Sơn” đều là giả mạo. Thông tin trên được đưa ra trong kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại TP HCM. Cụ thể, ngày 24/9/2020, Bộ Công an có Văn bản 3469/CSKT-P10 gửi TAND quận 7, cho biết có văn bản giả mạo chữ ký ông Sơn. Sau khi nhận được đề nghị phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ liên quan việc chuyển nhượng vốn góp của Công ty Thiên Phú, Bộ Công an phối hợp trích xuất bị can Sơn ghi lời khai, giám định chữ ký, chữ viết của ông Sơn trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của Thiên Phú. “Kết luận giám định số 2921/C09B, ngày 18/8/2020 của Phân viện Khoa học hình sự tại TP HCM thể hiện: Tại hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Thiên Phú do Sở KH&ĐT Bình Dương cung cấp cho CQĐT, toàn bộ chữ ký, chữ viết tên “Bùi Thế Sơn” đều không phải do bị can Bùi Thế Sơn ký và viết”, văn bản nêu. Theo diễn biến vụ án, nhiều năm trước, Thiên Phú nợ Agribank hàng ngàn tỷ nên bàn giao tài sản dự án Hòa Lân để bán đấu giá trả nợ. Năm 2017, Công ty Kim Oanh trúng đấu giá số tiền 1.353 tỷ. Tiếp đó, Thiên Phú khiếu nại đòi hủy kết quả cuộc đấu giá. Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc, ra kết luận thanh tra, có văn bản gửi Thủ tướng báo cáo toàn bộ quá trình phát mãi, bán đấu giá tài sản. Tháng 2/2019, Thiên Phú khởi kiện ra TAND quận 7 đòi hủy kết quả đấu giá, đòi nhận lại dự án. Tòa quận 7 sau đó đã ra lệnh “phong tỏa” dự án Hòa Lân. Tháng 3/2020, TAND quận 7 đưa vụ án ra xét xử. Trong quá trình đó, ông Bùi Thế Sơn (Giám đốc Công ty Thiên Phú) bị bắt vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vụ án khác. Cùng khoảng thời gian này, xuất hiện hai cá nhân khác mua lại phần vốn góp 90 tỷ đồng tương đương 100% cổ phần Công ty Thiên Phú, nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT Bình Dương, để thay đổi thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật của Thiên Phú, nhưng không được chấp nhận. Từ đó đến nay, vẫn chưa có kết quả điều tra chính thức về việc ai là kẻ giả mạo chữ ký trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này. Theo đăng ký kinh doanh, ông Bùi Thế Sơn (hiện đang bị tạm giam vì liên quan một vụ án khác) hiện vẫn là Chủ tịch HĐTV của Công ty Thiên Phú, nắm giữ 99% cổ phần. Người còn lại là ông Trương Thành Phú góp vốn 1%. |