Mới đây, Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng (SOSUCO) đã gửi công văn cầu cứu đến Hiệp hội Mía đường Việt Nam, UBND tỉnh Sóc Trăng cùng các Sở, ngành tỉnh này về việc xuất hiện thương lái tổ chức thu mua mía trong vùng nguyên liệu của Công ty để đưa đi Tây Ninh bán cho các nhà máy đường khác.
Hiện nay SOSUCO đang chuẩn bị vào vụ sản xuất 2021-2022 (dự kiến sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 công ty sẽ chính thức vào vụ sản xuất). Để chuẩn bị cho công tác thu mua mía theo hợp đồng đầu tư đã ký với các hộ nông dân trong vùng nguyên liệu, SOSUCO đã có thông báo và triển khai chính sách thu mua mía vụ 2021-2022 đến tất cả các địa bàn trong vùng nguyên liệu của SOSUCO. Giá mua mía và phương thức thu mua mía vụ 2021-2022, SOSUCO công bố công khai trên các phương tiện truyền thông và được các cấp chính quyền địa phương, bà con nông dân hết sức ủng hộ.
Một số thương lái mua mía trong vùng nguyên liệu của SOSUCO chở về Tây Ninh bán cho nhà máy đường Tây Ninh thuộc công ty CP mía đường Thành Thành Công Biên Hòa
Vụ sản xuất 2021-2022 SOSUCO đã ký Hợp đồng đầu tư trực tiếp với bà con trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung và huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), toàn bộ diện tích này SOSUCO đã đầu tư giống, phân bón, chi phí nhân công… cho bà con. Theo Hợp đồng đã ký thì người dân nhận đầu tư, cam kết bán toàn bộ sản lượng mía cho SOSUCO và SOSUCO cam kết thu mua hết sản lượng này. Để chuẩn bị cho công tác thu mua mía theo hợp đồng đầu tư đã ký với các hộ dân, SOSUCO đã thông báo và triển khai chính sách thu mua mía vụ 2021-2022 đến tất cả các địa bàn trong vùng nguyên liệu.
Tuy nhiên từ tháng 12/2021 đến nay xuất hiện một số thương lái tổ chức thu mua mía trong vùng nguyên liệu của SOSUCO để bán cho nhà máy đường Tây Ninh (thuộc công ty CP mía đường Thành Thành Công Biên Hòa), gây nhiễu loạn vùng nguyên liệu, ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động của SOSUCO nói riêng và thị trường mía đường trong nước nói chung, SOSUCO có nguy cơ phải dừng sản xuất sớm do thiếu mía và mất vốn đầu tư do không thu hồi được từ việc thu mua mía.
Việc tranh mua tranh bán mía nguyên liệu đã gây mất ổn định ở địa phương, nhiễu loạn vùng nguyên liệu, phá vỡ chuỗi liên kết sản xuất mía đường mà SOSUCO
Việc làm này đã gây mất ổn định ở địa phương, nhiễu loạn vùng nguyên liệu, phá vỡ chuỗi liên kết sản xuất mía đường mà SOSUCO đã dày công xây dựng tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất của SOSUCO (do thiếu mía) và SOSUCO có nguy cơ mất vốn đầu tư do không thu hồi được từ việc thu mua mía. Mặt khác việc thương lái tranh mua mía tại vùng nguyên liệu mà SOSUCO đã đầu tư sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho chính sách phòng vệ thương mại mà Bộ Công Thương đã và đang thực hiện.
Trước tình hình đó, để ổn định vùng nguyên liệu mía của SOSUCO và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, SOSUCO đã gửi công văn đề nghị Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị đến chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Sóc Trăng có giải pháp bảo vệ hoạt động sản xuất chế biến của doanh nghiệp trên địa bàn, có hợp đồng đầu tư và bao tiêu mía cho bà con nông dân, góp phần phát triển chuỗi liên kết sản xuất mía đường.
Rất nhều ghe chở mía từ vùng nguyên liệu của SOSUCO đưa đi Tây Ninh bán
Đồng thời yêu cầu Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị đến Bộ Công Thương về thực trạng tranh mua mía nguyên liệu tại vùng mía của SOSUCO đưa đi Tây Ninh vì sẽ tạo bất lợi cho các chính sách phòng vệ của Việt Nam, đặc biệt là việc điều tra chống lẩn tránh mà Bộ đang thực hiện.
SOSUCO cũng đề nghị Hiệp hội Mía đường Việt Nam yêu cầu công ty CP mía đường Thành Thành Công Biên Hòa dừng tổ chức thu mua, tiếp nhận mía có nguồn gốc từ địa bàn tỉnh Sóc Trăng dưới bất cứ hình thức nào, vì tất cả sản lượng mía này SOSUCO đã đầu tư.
SOSUCO cũng đã gửi công văn đề nghị công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa không tổ chức thu mua, tiếp nhận mía có nguồn gốc từ địa bàn tỉnh Sóc Trăng dưới bất cứ hình thức nào. Cùng với SOSUCO và các đơn vị sản xuất mía đường khác tôn trong nguyên tắc tự xây dựng vùng nguyên liệu của mình theo hướng liên kết sản xuất bền vững theo chuỗi cung ứng để từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh với khu vực và thế giới.