Các bà nội trợ thường có thói quen thịt gà trước khi chế biến vì nghĩ việc làm này sẽ bỏ bớt vi khuẩn hoặc chất nhớt của thịt gà. Và lí do này nghe có vẻ đúng vì thịt gà sống thường dễ nhiễm nhiều vi khuẩn như campylobacter và salmonell vào cơ thể con người.
Nhưng trên thực tế việc bạn rửa thịt gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm khuyến cáo việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến nhiều người còn dễ mắc bệnh hơn.
Chần thịt gà bằng nước sôi
Theo các chuyên gia thì các loại vi khuẩn chỉ thực sự chết ở nhiệt độ cao tới 100 độ, việc chần qua bằng nước sôi không hề mang lại kết quả như bạn mong muốn. Ngược lại vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thịt gà. Đồng thời việc làm này còn làm thịt gà mất chất nhạt thịt.
Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà hãy rửa thịt gà bằng nước muối loãng ngâm trong khoảng 30 phút. Rồi sau đó rửa lại bằng nước lạnh thật nhiều lần để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, khi nấu nướng bạn nên nấu chín thịt gà không nên ăn tái, sống kẻo rước bệnh vào thân.
Chiên rán các loại thịt ướp muối
Trong thịt ướp muối có chứa đá tiêu, sau khi qua chiên dầu sẽ sinh ra hợp chất gây ung thư có tên là nitroso pyrrolidine.
Vì vậy, khi dùng các nguyên liệu gia vị mặn để ướp thực phẩm như cá muối, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích… tốt nhất là không nên trực tiếp chiên trong dầu ăn ngay.
Trước hết nên luộc chín nguyên liệu để chất nitrosamine theo hơi nước thoát ra. Đồng thời khi bắt đầu chiên nên cho thêm chút giấm ăn, do giấm có tác dụng phân giải muối Nitrate nên có thể diệt khuẩn độc hại.
Nấu chín quá mức
Chúng ta thường có quan niệm là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độc C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.
Theo thống kê trong cuộc sống hiện đại, ô nhiễm công nghiệp là nguyên nhân gây ra ung thư chiếm đến 50%, còn lại ảnh hưởng từ ăn uống cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, con số này là 35%.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín.
Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Nướng thịt
Thịt nướng là món ăn được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, protein trong thịt nạc khi bị nướng vàng, thậm chí cháy khét sẽ khiến lượng heterocyclic aromatic amines gây ung thư tăng mạnh, mỡ khi nướng lên cũng sẽ biến thành các chất gây ung thư tương tự.
Do đó, cách tốt nhất là nướng bằng lò điện để tránh lửa và khói than tiếp xúc trực tiếp vào thịt. Bất cứ món nướng nào, phần bị cháy đen đều nên bỏ đi để tránh ăn vào chất độc hại gây bệnh.