Điều 21 Luật BVQLNTD quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
- Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;
- Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;
- Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
- Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi...
4 ưu tiên giải quyết của Tổng cục Quản lý Thị trường Tại lễ công bố chức năng nhiệm vụ của Cục QLTT TP.HCM, Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT - Bộ Công thương nhấn mạnh 4 ưu tiên Tổng cục QLTT cần được giải quyết. Một, từ nay cho đến hết năm 2019, phải ổn định tổ chức trong hoạt động của 63 cục QLTT trên cả nước. Hai, năm 2019, xây dựng thể chế pháp luật về QLTT, xây dựng thể chế chính sách, lập khung pháp lý về chế tài xử lý mới, đủ sức mạnh răn đe đối với hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, gian lận thương mại... Ba, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao nhất, theo đó áp dụng chế độ báo cáo các kế hoạch, kết quả xử lý tức thời trong ngày, để cả hệ thống QLTT, các doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng biết và dùng chung dữ liệu. Bốn, nâng cao năng lực chuyên môn của công nhân viên chức QLTT và nâng cao đạo đức công vụ cũng cần phải được quán triệt đến từng cơ sở của ngành. Quyền Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM Nguyễn Văn Bách cho biết, tình hình thị trường TP.HCM ngày càng phức tạp, do đó với trách nhiệm mới, lãnh đạo Cục QLTT TP.HCM và cán bộ công nhân viên chức của cục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để kiểm soát tốt thị trường, bảo vệ nền sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng. (Nguồn: Tổng cục QLTT - Bộ Công thương) |
Xuân Trinh (Nguồn: Cục QLCT)